TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG BỆNH GÚT CẤP TÍNH

Bệnh gút là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hoá nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hoá.

Bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên, tuổi đỉnh điểm khởi phát bệnh là 50 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần ở cả 2 giới ở các nhóm tuổi cao hơn.

Cơn gút cấp tính

Cơn gút cấp tính đầu tiên thường xuất hiện ở lứa tuổi 35 – 55 tuổi. Tuy nhiên, ở nữ giới ít xảy ra cơn gút cấp trước tuổi mãn kinh.

Hoàn cảnh xuất hiện:

  • Tự phát hoặc sau một bữa ăn nhiều chất đạm hoặc uống rượu quá mức.
  • Chấn thương.
  • Can thiệp phẫu thuật.
  • Dùng thuốc: aspirin, thuốc lợi tiểu (thiazid hoặc furosemid), thuốc chống lao (pyrazynamid, ethabutol),…

Triệu chứng điển hình:

  • Đau đầu, đau thượng vị, khó cử động chi dưới, nổi tĩnh mạch, tê bì ngón chân cái,…

Thời điểm khởi phát:

  • Đột ngột vào ban đêm.

Vị trí khớp viêm:

  • Thường gặp ở các khớp chi dưới như: ngón chân cái, bàn ngón chân, cổ chân, gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay.
  • Lúc đầu chỉ viêm một khớp sau đó có thể viêm nhiều khớp.

Tính chất khớp viêm:

  • Khớp đau dữ dội, bỏng rát, thường xuyên đau đến cực độ, mất ngủ, tăng cảm giác đau của da.
  • Đau chủ yếu về đêm, ban ngày có giảm đau.
  • Thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, đôi khi sốt 38 – 38.5°C có thể kèm rét run, đau tăng về đêm trong 5 – 6 đêm tiếp theo đó.

Khám thực thể:

  • Khớp bị tổn thương sưng, nóng, đỏ, đau.
  • Nếu là khớp lớn thường kèm tràn dịch, khớp nhỏ thường sưng nề.

Điều trị cơn gút cấp tính

Điều trị không dùng thuốc:

  • Điều trị không dùng thuốc trong gút cấp đóng vai trò hỗ trợ vì thường ít hiệu quả nếu chỉ dùng một mình.
  • Cố định khớp có thể rút ngắn thời gian xảy ra cơn gút cấp.
  • Chườm lạnh tại khớp đau là phương pháp hữu hiệu để giảm đau và sưng.

Điều trị dùng thuốc:

  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), Colchicin hoặc Corticosteroid là lựa chọn đầu tay trong đơn trị liệu cơn gút cấp.
  • Thông thường cơn gút cấp xuất hiện, nên bắt đầu dùng thuốc càng sớm càng tốt (trong vòng 24 giờ).
  • Nếu được điều trị sớm, thời gian điều trị cơn gút cấp chỉ kéo dài 5 – 7 ngày.

Thời gian điều trị có thể lâu hơn đến vài tuần nếu bệnh nhân bắt đầu điều trị sau khi khởi phát cơn gút cấp từ 4 – 5 ngày.

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

  • NSAID là một trong những nhóm thuốc giảm đau thường được sử dụng trong cơn gút cấp với hiệu quả tương đương nhau giữa các hoạt chất trong nhóm.
  • Nhóm thuốc này hiệu quả nhất khi dùng sớm, trong vòng 24 giờ từ lúc bắt đầu đau và nên được sử dụng với liều đầy đủ cho đến khi hết triệu chứng.
  • Thuốc cần phải giảm liều đối với những bệnh nhân có bệnh mắc kèm: suy gan, suy thận,… đặc biệt từ khi giảm triệu chứng gút cấp.
  • Cơm gút cấp thường hết ở đa số bệnh nhân sau khi bắt đầu điều trị bằng NSAID từ 5 – 8 ngày.
  • Trước khi sử dụng NSAID, bệnh nhân cần được đánh giá nguy cơ phản ứng có hại, chủ yếu trên đường tiêu hoá (khó tiêu, viêm/loét dạ dày), thận (suy giảm chức năng) hay tim mạch (giữ nước và muối).
  • Không nên dùng NSAID cho bệnh nhân có nguy cơ loét dạ dày, đang dùng thuốc kháng đông, suy giảm chức năng thận, tăng huyết áp không kiểm soát hoặc suy tim.

Colchicin

  • Colchicin được chỉ định dùng trong vòng 36 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng khớp sưng, nóng, đỏ, đau nhức.
  • Giảm đáp ứng viêm đối với lắng đọng các tinh thể mononatri urat lên các mô của khớp.
  • Ngăn cản natri urat lắng đọng bằng cách trực tiếp làm bạch cầu đa nhân giảm sản xuất acid lactic và làm giảm thực bào nên gián tiếp giảm tạo acid (Tính acid tạo thuận lợi cho các vi tinh thể urat lắng đọng).

Corticosteroid

  • Corticoid được chỉ định để làm giảm viêm và đau trong phác đồ điều trị gút.
  • Cần xác định số lượng khớp bị ảnh hưởng khi cân nhắc điều trị đầu tay bằng corticosteroid.
  • Corticosteroid có thể dùng đường uống cho tác dụng toàn thân nhưng thường chỉ được dùng ngắn ngày và trong trường hợp các thuốc trên không đáp ứng điều trị.

Bài viết này đã đưa ra thông tin cơ bản về các triệu chứng trên lâm sàng thường gặp đối với cơn gút cấp. Tuy không có cách điều trị bệnh gút dứt điểm, nhưng nếu người bệnh tuân thủ đúng theo chỉ định điều trị từ bác sĩ, vẫn có khả năng kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Vì thế, khi mắc bệnh, bạn nên đi đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp, ngăn ngừa bệnh tiến triển nghiêm trọng.

Bài viết cùng chủ đề