Suy giãn tĩnh mạch là một căn bệnh ngày càng phổ biến, không còn là một căn bệnh thường gặp ở những người trung niên mà hiện nay đang dần tấn công giới trẻ. Theo thống kê thì tỷ lệ mắc bệnh này ở những người làm văn phòng khá cao và đang tiếp tục gia tăng.
Tại sao căn bệnh suy giãn tĩnh mạch lại đang trở thành nỗi lo của dân văn phòng?
Môi trường làm việc ở văn phòng ẩn chứa nhiều nguyên nhân phổ biến gây nên suy giãn tĩnh mạch, nhất là suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Việc thường xuyên phải ngồi làm việc một chỗ, không vận động trong thời gian dài mỗi ngày.
Thói quen ăn uống thiếu khoa học.
Mặc quần áo bó sát hay đi giày dép cao khiến máu trong các tĩnh mạch chân ứ lại, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch dẫn đến tổn thương các van, thành mạch, cuối cùng làm các tĩnh mạch bị suy yếu gây ra giãn tĩnh mạch.
Dấu hiệu nhận biết suy giãn tĩnh mạch
Ban đầu người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi ở bắp chân, nặng chân, có khi cảm giác như kiến bò, nóng rát đặc biệt là về đêm. Ở giai đoạn đầu nhiều người thường bỏ qua vì bệnh không quá nghiêm trọng.
Khi bệnh trở nên nặng hơn chân sẽ sưng phù, chuột rút, tê rần hai bắp chân. Đến lúc đó búi tĩnh mạch nổi rõ ngoằn ngoèo dưới da, loét da chân, viêm tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu, và sẽ rất khó để chữa trị. Chưa kể khi huyết khối tĩnh mạch sâu được hình thành, triệu chứng đau nhức, các huyết khối tĩnh mạch lúc này có thể bị bong ra bất cứ lúc nào gây tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu gây tắc mạch ở chỗ khác.
Do đó, người bệnh cần khám sớm, điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.
Phòng ngừa và điều trị khi bị suy giãn tĩnh mạch
Khi có dấu hiệu bệnh suy giãn tĩnh mạch nên đi khám và kiểm tra nhanh chóng để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Người làm ở văn phòng không nên bất động khi làm việc lâu quá, nên đi lại khoảng 30 phút/lần.
Hạn chế nguyên nhân gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch bằng cách tạo thói quen tập thể dục, thể thao. Đi bộ sau khi ngồi hoặc đứng lâu.
Nâng chân cao khi đi ngủ, để giảm áp lực lên chi dưới.
Hạn chế dùng giày cao gót khi không cần thiết, mặc đồ rộng rãi thoải mái không bó sát để giúp máu lưu thông thuận lợi.
Tăng cường bổ sung chất xơ ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch. Nên bổ sung từ các loại rau, củ, trái cây,… và chia thành các bữa để khả năng hấp thụ được tối đa nhất.
Ở giai đoạn đầu có thể sử dụng thuốc tăng độ vững bền thành tĩnh mạch (Diosmin kết hợp hesperidin, rutin C, aescin,…). Giai đoạn nặng thì nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh phát triển rất ầm thầm, đôi khi dấu hiệu không rõ ràng, vì vậy NAFARMA hy vọng những chia sẻ trên sẽ cung cho những người làm văn phòng có thêm thông tin hữu ích để chủ động bảo vệ sức khoẻ của bản thân và nâng cao chất lượng cuộc sống.