CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI SUY GIÃN TĨNH MẠCH

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi và hiện nay có thể xuất hiện ở một số bạn trẻ đang duy trì những thói quen không tốt cho sức khoẻ. Tuy đây là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng khiến người bệnh cảm giác tự ti, có thể gây đau mỏi, sưng viêm.

Tại sao người suy giãn tĩnh mạch cần có chế độ ăn phù hợp?

Người suy giãn tĩnh mạch cần có chế độ ăn dinh dưỡng phù hợp sẽ góp phần:

– Tăng độ bền thành mạch: Tăng trương lực tĩnh mạch, tăng sức bền và tính thấm mao mạch. Hỗ trợ giảm triệu chứng giãn tĩnh mạch, sự ứ máu tại các van tĩnh mạch.

– Giảm độ nhớt của máu: Tốc độ lưu thông máu chậm làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Giúp đẩy nhanh quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa cục máu đông.

– Giảm tình trạng phù nề: Giữ nước trong tĩnh mạch sẽ làm tăng nguy cơ phù.

– Phòng ngừa thừa cân: Thừa cân sẽ dẫn đến ứ máu tăng áp lực trong các mạch máu ở chân. Một trong các yếu tố kích thích sự phát triển của bệnh giãn tĩnh mạch.

– Ngăn ngừa táo bón: Táo bón là nguyên nhân chính làm các chất độc hại tích tụ trong cơ thể, áp lực trong các tĩnh mạch của khung chậu và chi dưới tăng lên, tăng tả trọng lên thành tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch không nên ăn thực phẩm nào?

Người bệnh nên tránh sử dụng một số loại thực phẩm sau để bệnh không diễn tiến trầm trọng hơn:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột: Làm giảm hoạt động của các chất chống oxy hoá, khiến lão hoá diễn ra nhanh hơn.
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Hàm lượng chất béo trong những loại dầu chiên sẽ có nguy cơ làm tắc nghẽn động mạch, dẫn đến hình thành máu đông tại nhiều vị trí trên cơ thể.
  • Rượu, bia: Rối loạn khả năng tuần hoàn máu trong cơ thể. Chính là lý do khi sử dụng những loại rượu bia, cơ thể của bạn sẽ dễ trở nên bần thần, tim đập nhanh và khó kiểm soát được hành động.

Suy giãn tĩnh mạch nên ăn gì thực phẩm nào?

  • Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Ngăn ngừa táo bón giúp bệnh nhân sẽ tiêu hoá tốt, giảm triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nếu mắc phải tình trạng táo bón thì cơ bụng và cơ chân sẽ phải hoạt động mạnh, tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở vùng thấp, nên dễ bị suy giãn.

   Thực phẩm bổ sung chất xơ: Củ cải đường, gừng, nghệ, măng tây, táo, lê, chuối, nho, quả anh đào, bơ, đu đủ, hạt chia, hạt lanh, các loại đậu, yến mạch, gạo lứt,…

  • Thực phẩm chứa hợp chất flavonoid: Hợp chất flavonoid có tác dụng làm bền thành mạch, giảm áp lực động mạch, bảo vệ chức năng gan, giải độc, hỗ trợ lưu thông máu.

   Thực phẩm chứa hợp chất flavonoid: Quả lựu, dâu tây, bắp cải xanh, bông cải xanh, hành tây đỏ, lúa mạch, …

  • Thực phẩm giàu vitamin C, E, Kali:

   Vitamin C: Có tác dụng hỗ trợ sản sinh collagen và elastin, 2 hoạt chất có vai trò quan trọng đối với sự bền vững và đàn hồi của thành mạch.

   Thực phẩm giàu vitamin C: Rau cải, cam, quýt, bưởi, ổi, ớt chuông, …

   Vitamin E: Hoạt động như một chất làm loãng máu tự nhiên, giúp ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông bên trong tĩnh mạch, rất tốt cho sức khoẻ tim mạch.

   Thực phẩm giàu vitamin E: Đu đủ, dầu thực vật, bơ, hạt dẻ, hạnh nhân, …

   Kali: Giảm giữ nước trong cơ thể, giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

   Thực phẩm giàu Kali: Khoai tây, hạnh nhân, cá ngừ, cá hồi, đậu lăng, …

Chế độ dinh dưỡng hợp lí dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên bao gồm các loại thực phẩm giúp đẩy lùi quá trình viêm, cải thiện lưu thông máu, giảm thiểu tối đa tình trạng giãn tĩnh mạch và ngăn ngừa tái phát.

Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, NAFARMA hi vọng chế độ dinh dưỡng dành cho các bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch sẽ không còn khó khăn đối với bạn và tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện hiệu quả tốt nhất.

Bài viết cùng chủ đề