Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý khá phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở những người trưởng thành. Sự suy giảm chức năng đưa máu từ chân trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại, gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng hơn và làm xuất hiện một số biến chứng đáng kể.
Đây là một căn bệnh lành tính, tiến triển chậm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Cùng NAFARMA tìm hiểu thông tin về căn bệnh này để có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống hơn bạn nhé!
Sơ lược về tình trạng suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng phồng, có thể nhìn thấy qua da. Những vết nổi lên thường có màu xanh, phồng to và ngoằn ngoèo. Bệnh sẽ chuyển biến xấu theo thời gian gây đau và mỏi cũng như những thay đổi ở da như phát ban, đỏ da và loét da.
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch, sau đây là một số yếu tố nguy cơ như:
• Tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên.
• Do chế độ làm việc.
• Chế độ ăn uống và vận động.
• Quá trình thoái hoá do tuổi tác.
Triệu chứng
Giai đoạn sớm:
Triệu chứng mờ nhạt và thoáng qua: đau chân, nặng chân, mỏi chân, phù nhẹ khi đứng lâu ngồi nhiều, vọp bẻ, chuột rút vào buổi tối, châm chích, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm.
Giai đoạn tiến triển:
• Phù chân (mắt cá hay bàn chân), đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường.
• Vùng cẳng chân xuất hiện chàm da, thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày làm rối loạn biến dưỡng.
• Các tĩnh mạch trương phồng lên gây cảm giác nặng, đau nhức chân, máu thoát ra ngoài mạch gây phù chân, nặng hơn thì có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da, các mảng bầm máu trên da.
Giai đoạn biến chứng:
• Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân giãn tĩnh mạch có thể thay đổi và nhiều bệnh nhân có thể không có hay biểu hiện triệu chứng rất ít.
• Các triệu chứng thường nặng lên khi về cuối ngày, đặc biệt là sau khi đứng lâu.
• Thông thường, những triệu chứng nêu trên sẽ rõ rệt hơn vào cuối ngày, khi người bệnh đứng, ngồi lâu, phụ nữ lúc hành kinh,… Ngoài ra, triệu chứng giãn tĩnh mạch cũng sẽ rõ ràng hơn theo thời gian, cảm giác đau đớn, nặng nề, khó chịu cũng theo đó mà tăng tiến.
Sản phẩm thuốc khuyên dùng:
Sản phẩm có sự phối hợp giữa diosmin và hesperidin điều trị các triệu chứng có liên quan đến suy tuần hoàn tĩnh mạch bạch huyết.
• Diosmin – dẫn xuất flavone, là một glycoside của diosmetin. Trong tự nhiên, diosmin chủ yếu có trong họ cam quýt, nhưng cũng có trong các loại thảo mộc như Teucrium gnaphalodes. Nó cũng được bán tổng hợp từ hesperidin.
Được sử dụng trong điều trị bệnh tĩnh mạch: suy tĩnh mạch mạn tính, sưng chân (phù nề), viêm da ứ đọng và loét tĩnh mạch. Nó cũng được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ độc lập hoặc phẫu thuật trong bệnh trĩ.
Nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy diosmin cải thiện tất cả các giai đoạn của bệnh tĩnh mạch bao gồm loét tĩnh mạch và cải thiện chất lượng cuộc sống.
• Hesperidin là một flavonid có nhiều trong các loại quả có múi (chi Cam chanh). Dạng aglycon của hesperidin được gọi là herperetin.
Hesperidin đóng vai trò quan trọng đối với một số loài thực vật, là chất chống oxy hóa. Ở người, chất này giúp bảo vệ các mạch máu.
Diosmin phối hợp với Hesperidin sẽ giúp những triệu chứng dần được cải thiện, làm chậm lại diễn tiến của bệnh lý suy giãn tĩnh mạch.
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý tiến triển âm thầm không báo trước. Vì vậy khi có những dấu hiệu nghi ngờ, những triệu chứng xuất hiện người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và tiếp nhận điều trị tốt nhất.
Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình bạn nhé!