8 “MẸO” VÀNG GIÚP CHIA TAY ĐAU BỤNG KINH

Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. Để giảm thiểu cơn đau khó chịu này, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây:

  • Uống thật nhiều nước ấm: Vì nước ấm giúp tăng lưu lượng máu đi khắp các cơ quan trong cơ thể, giảm tình trạng thiếu máu và oxy, giúp tử cung co bóp nhẹ nhàng hơn.
  • Chườm ấm: Dùng túi chườm nóng hoặc chai nước nóng lên vùng bụng dưới giúp các mạch máu giãn nở, giảm co thắt cơ trơn tử cung.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Yoga, đi bộ giúp tăng cường tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và đau nhức.
  • Sử dụng trà thảo mộc: Trà gừng, trà hoa cúc, trà bạc hà có tác dụng giảm đau, chống viêm.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế đồ ăn cay nóng, chất kích thích.
  • Giải toả tâm lý: Lo lắng/căng thẳng có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nên nặng nề hơn.
  • Ngủ đủ giấc: Giúp cơ thể phục hồi và giảm căng thẳng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau: Nếu cơn đau quá dữ dội có thể sử dụng thuốc giảm đau. Các nhóm thuốc có tác dụng giảm đau bụng kinh như: NSAIDs: naproxen, diclofenac, axit mefenamic, ibuprofen; Paracetamol; Thuốc nội tiết tố… Lưu ý cần sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Đau bụng kinh trong những ngày hành kinh có thể là bình thường hoặc là dấu hiệu của bệnh lý. Hãy đi khám bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:

  • Cơn đau ngày càng nặng hơn theo từng kỳ kinh;
  • Cơn đau kéo dài hơn 48 giờ
  • Thuốc giảm đau bụng kinh mà bạn sử dụng trước đây không còn có thể kiểm soát cơn đau
  • Lượng máu kinh ngày càng nhiều;
  • Kèm theo sốt
  • Tiết dịch hoặc chảy máu bất thường
  • Cơn đau xuất hiện vào những thời điểm không liên quan đến kinh nguyệt
  • Gần đây có sự thay đổi về tính chất của cơn đau bụng kinh.
Bài viết cùng chủ đề